Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

“Nhân tài” bị khởi kiện vì không thực hiện đúng theo cam kết sau khi hết hạn du học.

“Nhân tài” bị khởi kiện vì không thực hiện đúng theo cam kết sau khi hết hạn du học

Các học viên xuất sắc được thành phố Đà Nẵng ưu ái đầu tư hàng chục tỉ đồng đi học tại nước ngoài tuy nhiên sau khi hoàn thành khóa học họ đã không về nước làm việc cho thành phố.
Đóng cửa nhiều trường đại học phải theo luật
Du học sinh Singapore học tập ra sao?

cao dang cong nghe va thuong mai ha noi

Các học viên được cử đi học tại nước ngoài tuy nhiên sau khi hoàn thành khóa học họ đã không về nước làm việc cho thành phố.
Thực hiện hoàn toàn trái ngược không theo cam kết. Vì vậy họ bị khởi kiện và phải bồi thường cho thành phố con số lên tới hàng chục tỉ đồng.
Ngày 28/9 Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP Đà Nẵng khởi kiện anh Hồ Viết Luận (học viên diện Đề án 922) phải bồi thường gần 2,7 tỉ đồng và chị Huỳnh Thị Thanh Trà (học viên cùng đề án) phải bồi thường cho TP hơn 3 tỉ đồng cho TP vì vi phạm hợp đồng. TAND TP Đà Nẵng đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện và tiến hành xét xử sơ thẩm hai bị cáo trên.
Trong số 630 học viên được cử đi học theo Đề án 922 có 20 học viên không đạt kết quả học tập như cam kết (phải đạt học lực khá trở lên), trường hợp này phải bồi thường 50% chi phí đào tạo; 27 học viên xin ra khỏi đề án; 15 học viên không chịu trở về nước (định cư ở nước ngoài); 4 người đang làm việc tại Đà Nẵng nhưng bỏ giữa chừng và một học viên không nhận việc. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm đã nộp 15 đơn khởi kiện “nhân tài” lên TAND các cấp. Trong đó có 14 vụ tại TAND TP Đà Nẵng và một vụ tại TAND quận Hải Châu (Đà Nẵng). Tòa đã xử lý tất cả vụ kiện nói trên.  
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng “nhân tài” bị khởi kiện có thể nhận định từ 2 mấu chốt cơ bản sau:
Học xong xin ở lại để… học tiếp
Theo hồ sơ năm 2010 theo phê duyệt của UBND TP Đà Nẵng cho phép anh Luận tham gia đề án 922 với ngành học là kỹ sư xây dựng dân dụng và môi trường tại Trường ĐH Nottingham (Vương quốc Anh). Trong thời gian thực hiện khóa học anh Luận được cấp nguồn đầu tư kinh phí từ ngân sách lên tới 2.7 tỷ đồng. Theo thỏa thuận sau khi học xong anh Luận sẽ phải về nước làm việc cho thành phố với thời hạn từ 7 năm trở lên. Tuy nhiên trên thực tế sau khi học xong anh Luận đề nghị xin ở lại học tiếp lên tiến sĩ với nguồn kinh phí tự túc nhưng không được sự đồng ý của trung tâm, nhiều lần yêu cầu anh Luận về trình diện để TP bố trí công tác như cam kết nhưng người này vẫn không thực hiện. Do đó anh Luận chính thức bị trung tâm khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường 100% kinh phí đã cấp.
Tương tự với trường hợp của chị Huỳnh Thị Thanh Trà cũng được cử đi học nước ngoài theo cùng đề án. Sau khi tốt nghiệp, chị Trà lại xin học tiếp bằng nguồn kinh phí tự túc và được TP Đà Nẵng chấp nhận cho kéo dài thêm hai năm. Hết hai năm này, chị Trà vẫn không chịu về nước để làm việc mà xin ở lại Mỹ làm việc ba năm nữa. Không chấp nhận sự trì hoãn kéo dài của chị Trà, trung tâm đã tiến hành khởi kiện, yêu cầu chị Trà bồi thường kinh phí đã đầu tư.
Và định cư luôn ở nước ngoài
Hai anh em sinh đôi Quốc Trung và Đức Trung được UBND TP Đà Nẵng cử đi học kỹ sư ngành điện tử viễn thông tại ĐH Công nghệ Troyes (UTT) Cộng hòa Pháp. Trong quá trình học, cả 2 học viên đều thực hiện đúng như cam kết, đạt yêu cầu về kết quả học tập. Đến ngày 25-1-2014, cả hai học viên này bất ngờ gửi đơn xin rút khỏi đề án. Theo như nội dung trình bày , hai học viên có nguyện vọng học lên tiến sĩ và dự định kết hôn, sinh sống lâu dài tại Pháp. UBND TP Đà Nẵng yêu cầu hai học viên này bồi hoàn kinh phí do vi phạm hợp đồng. thời hạn nộp trước ngày 30-11-2014. Phía gia đình hai học viên đã nộp tổng số tiền 782 triệu đồng (mỗi học viên nộp 391 triệu đồng). Sau đó Trung tâm nhiều lần nhắc nhở nộp đủ số tiền như cam kết nhưng không được nên khởi kiện ra tòa.
Theo đại diện Trung tâm, hiện TP Đà Nẵng đã có những quy định rõ ràng về các hình thức vi phạm và mức bồi hoàn kinh phí tương ứng. Riêng đối với những trường hợp vi phạm xảy ra trước ngày 10-12-2013 (thời điểm Nghị định 143 quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo có hiệu lực thi hành) thì một số học viên được được chỉnh mức bồi hoàn từ năm lần xuống hai lần. Sau mốc thời gian trên thì mức bồi hoàn là một lần. Điều này thể hiện sự thiện chí của TP cũng như nhằm đảm bảo tính khả thi trong công tác thu hồi ngân sách.
xem thêm: Trường đại học thủ đô , đại học kinh tế quốc dân , đại học thương mại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VNCOM Viet Nam