Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Ngành kế toán: Cần tập trung học những gì khi đang còn là sinh viên ?

Trong thời gian chúng ta theo học chương trình kế toán của các trường theo hệ: trung cấp, cao đẳng, đại học thì chương trình học rất đầy đủ và ai cũng công nhận là kiến thức rất rộng.

Chương trình học của các trường hầu như giống nhau đến 70% còn lại là thế mạnh của từng trường. Không phân biệt học trung cấp, hay cđ, hay đại học và cả tại chức hay liên thông, Bạn có thể học liên thông kế toán cũng được, học tại chức kế toán cũng được,... quan trọng là kiến thức và kinh nghiệm của bạn ra sao.

Học sinh lo lắng vì không biết có nên học liên thông kế toán
Tuy nhiên, chính vì rộng đó mà bạn loay hoay với một câu hỏi: “Phần nào là quan trọng trong tất cả các môn bạn theo học?” Tự bạn không trả lời được, hỏi người khác… người ta cũng như bạn! Để cuối cùng, khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trong tay rồi mà… bạn vẫn chưa biết!

Thực tế là, khi bạn đang học môn học nào đó thì: tiết học, môn học, người giáo viên hướng dẫn môn học ấy chính là các yếu tố quan trọng đối với bạn! Vì sao bạn biết không? Hầu như các môn học được thiết kế có xu hướng liên kết với nhau, môn học này bổ trợ hay là tiền đề để bắt đầu cho môn học kế tiếp! Cho nên, bạn cần phải học tốt môn trước đó thì bạn mới có thể theo kịp chương trình học tiếp theo bạn à!

Một khi bạn nhận ra rằng: nghề kế toán là quan trọng đối với bạn, bạn phải tìm cho kỳ được công việc kế toán trước hoặc vừa mới tốt nghiệp xong! Thì ngay tại thời điểm chuyển giao giữa học phần Đại cương và Chuyên ngành, chính bạn là người phải thay đổi hành vi học tập của mình!

Nguồn: ketoannhatnghe.com

Read more ...

Thu nhập hấp dẫn với ngành tài chính ngân hàng

Ăn mặc chỉn chu, luôn tất bật và căng thẳng với số liệu đòi hỏi phải chính xác đến từng con số - Chân dung của một nhân viên tài chính có làm bạn thấy thú vị?

Hiện nay, nước ta cần khoảng 13.500 nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nghĩa là chỉ còn khoảng 2 năm để nước ta hoàn thành chỉ tiêu đào tạo. Một con số không nhỏ chút nào phải không?

Tài chính - Ngân hàng, nghề năng động

Có hơn 50 trường kể cả đại học và cao đẳng như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại Thương…đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, nghĩa là cơ hội để “tìm một chân” trong ngành này không phải quá khó khăn.

Nhưng điều thú vị nhất hông là yếu tố dễ vào trường mà khi bạn học tài chính-ngân hàng bạn đang có khả năng làm nhiều vai trò hơn, công việc đa dạng hơn. Bởi tất cả những bộ môn của ngành Tài chính ngân hàng đều có thể trở thành một nghề riêng biệt.



Ngoài ra, những công việc của công ty chứng khoán (nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán), tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính - ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác…cũng đang chờ đợi bạn. Chị Thanh Vân, nhân viên kế toán giao dịch của ngân hàng Techcombank, cho biết: “Mỗi ngày sẽ đều là một thách thức thú vị bởi khi bạn làm vai trò nhân viên giao dịch của ngân hàng, bạn không chỉ rất hoạt bát, linh hoạt vì sẽ tiếp xúc với rất nhiều dạng khách hàng, những đòi hỏi khác nhau của khách hàng mà còn giúp họ đáp ứng đầy đủ yêu cầu đó.Có thể đó là yêu cầu mở tài khoản, nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với nhu cầu của họ…”.

Mức lương hấp dẫn



So với mặt bằng chung, nhân viên tài chính- ngân hàng có mức lương gần như cao nhất . Lương thử việc trung bình tại một ngân hàng như Vietcombank, Techcombank…sẽ từ 2.000.000-2.500.000 đồng. Sau 2 tháng sẽ tăng lên 3.500.000-4.000.000 đồng. Sau một năm, mức lương cố định có thể đã là 5-6.000.000 triệu đồng…Mức lương này vẫn tiếp tục thay đổi theo thâm niên. Và vì thế, nhân viên ngân hàng vẫn là lựa chọn đáng giá cho một bạn sinh viên.

Các trường đào tạo ngành tài chính-ngân hàng tuyển sinh chủ yếu qua hai khối A và D1 với mức điểm sàn  từ 19-26 điểm, tùy ngành học. Để biết thông tin về tuyển sinh, số sinh viên ra trường hàng năm, lượng kiến thức sẽ học, thời gian học…bạn có thể truy cập vào website http://congthuonghn.edu.vn/ để biết thêm thông tin tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, TC hay liên thông trong cả nước

Theo: Mực tím
Read more ...

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Nhiều trường đại học mới sắp xuất hiện

Sẽ có nhiều trường đại học mới được thành lập như Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam theo loại hình trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tại tỉnh Hưng Yên, Trường Đại học Việt Nhật có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội


Những trường “được ưu tiên”

Ngày 30/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản đồng ý chủ trương đầu tư dự án thành lập Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam theo loại hình trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, do Học viện Y khoa Waseda và một số tổ chức, cá nhân của Nhật Bản đầu tư tại tỉnh Hưng Yên.Đây là dự án thành lập trường đại học mới nhất tính đến thời điểm này được đồng ý về mặt chủ trương.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1186/QĐ-TTg về việc thành lập Trường ĐH Việt Nhật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Tổng vốn ban đầu để đầu tư xây dựng Trường ĐHViệt Nhật dự kiến khoảng 330 triệu đô la Mỹ.

Trường Đại học Việt Nhật có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập. Trường ĐH Việt Nhật là trường đại học thành viên thứ 7 sau các Trường Đại học: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Kinh tế và Giáo dục thuộc ĐHQGHN.

Trường ĐH Việt Nhật được xây dựng theo mô hình đại học xuất sắc dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ cao, liên thông liên kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và Nhật Bản. Trường đào tạo các trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ với tổng qui mô đào tạo khoảng 6.000 sinh viên.

Theo ước tính của ban soạn thảo dự án, tổng vốn ban đầu để đầu tư xây dựng Trường ĐHViệt Nhật dự kiến khoảng 330 triệu đô la Mỹ, bao gồm: Vốn ODA từ Chính phủ Nhật Bản hơn 200 triệu đô la Mỹ, Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam khoảng 30 triệu đô la Mỹ, và vốn tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản khoảng 100 triệu đô la Mỹ.

Nhiều trường đại học thành lập

Giai đoạn từ năm 2022 đến 2025, hoàn thiện đồng bộ cơ sở vật chất của Trường Đại học Việt Nhật, đưa vận hành hoạt động đầy đủ công suất tại cả 3 cơ sở của Trường theo mô hình đại học nghiên cứu.
Ngày 24/7, UBND thành phố Hà Nội đã thông qua Dự án thành lập trường ĐH Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp trường CĐ Sư phạm Hà Nội.

Ngày 3/6, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý chủ trương đầu tư Dự án thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam theo loại hình trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; do Quỹ tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) đầu tư tại TP.HCM.


Tổng hợp VNN, http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/190215/cac-truong-dai-hoc-moi-van-lien-tuc-xuat-hien.html
Read more ...

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Ngành kinh tế nào ra trường có được việc làm ngay?

Ngành kinh tế nào ra trường có được việc làm ngay?


Học gì bây giờ cũng lo ra trường có bị thất nghiệp? Nhiều bạn học đến bằng thạc sĩ cũng phải chạy đôn đáo khắp nơi để xin việc, có khi không xin được lại đi làm trái ngành trái nghề.

Việc làm giờ rất khó khăn, nên cơ hội đến với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó quan trọng và quyết định nhất là năng lực cá nhân, bao gồm về khả năng chuyên môn, mức độ thành thạo ngoại ngữ, máy tính và các kỹ năng mềm khác. 

Nhận thấy rất nhiều sinh viên kinh tế thất nghiệp nên nhiều thí sinh băn khoăn và quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh. Nhưng theo hiểu biết hiện nay, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này cũng chưa kiếm được việc làm ngay bởi tiếng anh còn hạn chế, vì vậy nó là một hạn chế khá lớn, làm giảm cơ hội trúng tuyển.




Thời kì khủng hoảng kinh tế, nhiều sinh viên học ngành kinh tế ra trường lo lắng không biết đi về đâu?

Nếu như bạn học quản trị kinh doanh và học luôn văn bằng 2 tiếng anh tại trường ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ thì quá tốt, vừa đúng chuyên môn lại được học luôn Tiếng ANh không cần đi học xa xôi ở đâu.

Nhiều bạn hiện nay cũng lao vào kế toán, nhưng mấy năm đổ lại đây, ngành kế toán đã bị bão hòa chững lại. 
Vậy nên nếu bạn theo học thì có thể học thêm văn bằng 2 hoặc liên thông tại ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN sẽ tốt hơn.

Tóm lại. dù học ngành gì ra trường bạn có được tuyển dụng hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như xu thế, điều kiện phát triển của kinh tế xã hội; kiến thức của bản thân ; các kỹ năng mềm chứ chứ không phải do em học khối kinh tế hay ngành quản trị.


Cho nên việc "chắc chắn" xin được việc hay không thì sẽ khó để trả lời, nhưng có khả năng cao nếu bằng đó thực sự nói lên kiến thức và năng lực của chính mình. 

Read more ...
Designed By VNCOM Viet Nam