Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Để định hướng nghề nghiệp trong tương lai sao cho đúng đắn

Theo một lẽ thông thường thì ngành học mà các bạn theo học ở trường sẽ quyết định đến nghề nghiệp của bạn sau này trong tương lai. Do đó mà việc định hướng nghề nghiệp sao cho phù hợp với bản thân cũng như xu hướng tương lai là một điều khá quan trọng đòi hỏi phải được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành học sau khi học hết bậc học Phổ Thông Trung Học. Để không còn xảy ra tình trạng học xong không làm được việc, không xin được việc làm và phải học tiếp một bằng nữa của những trường tuyển sinh văn bằng 2.

Định hướng nghề nghiệp là vấn đề khá quan trọng.
Ngày nay, công việc cũng phong phú hơn trước rất nhiều. Trình độ khoa học-kỹ thuật có nhiều bước đột phá do đó một người có thể làm được hơn một công việc cùng một lúc. Một cử nhân ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí hoàn toàn có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch...vv và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Như vậy, làm thế nào để có định hướng nghề nghiệp đúng?


Điều đầu tiên cần phải tự đánh giá bản thân xem mình mạnh điểm gì, yếu điểm gì để từ đó tìm ra những thiên hướng cá nhân, công việc và ngành nghề phù hợp. Nhiều sinh viên Đại Học dù đã học đến năm 2, năm 3 mà vẫn không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, sau này mình sẽ làm nghề gì. Trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít bạn sinh viên chọn ngành học theo trào lưu, theo cảm tính mà không phải vì sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung... đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang.

Nguyễn Thị Huệ là cựu sinh viên đã từng học liên thông đại học chia sẻ : “ Sau khi học xong văn bằng 2 mầm non em đã được trực tiếp về giảng dạy và công tác tại một trường tư thục mầm non quốc tế. Với bản tính của em nhận thấy mình rất yêu trẻ con cho nên em đã mạnh dạn nộp đơn vào học tại trường. Và giờ sau khi đã đứng lớp giảng dạy các em nhỏ được gần 3 năm em đã thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn”.

Về việc lựa chọn sai lầm của các bạn sinh viên dẫn đến phải đi làm trái ngành, trái nghề và làm những công việc mà mình không thích các chuyên gia có những chia sẻ sau : “ Nếu gặp một công việc trái nghề, đừng nên từ chối vì cứ phải tìm một việc đúng như những gì đã học là điều khó và không cần thiết. Quan trọng là chứng minh được với nhà tuyển dụng mức độ quan tâm của bạn với công việc và thiên hướng phát triển nghề nghiệp trong tương laI”.

Ðồng ý với những quan niệm này, Lê Hồng Minh, tốt nghiệp Khoa Tài Chính Ngân Hàng của Trường Ðại Học Thương Mại, hiện giờ lại là phiên dịch cho giám đốc hãng Honda, cho rằng: "Các bạn đừng nên bỏ qua cơ hội khi nhận thấy mình có khả năng phát triển trong một lĩnh vực nào đó, vì điều đó cho thấy mình có thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành". Xem xét lợi ích tài chính Trong việc chọn ngành học cũng như chọn việc làm, những hứa hẹn về tài chính mà ngành học mang lại luôn được cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khi đã xác nhận được thiên hướng cá nhân rồi, cần phải xem xét việc làm đó có mang lại cho bạn nguồn lợi tài chính đáng kể hay không? Về vấn đề này, Lê Ngọc Lan, tốt nghiệp Ðại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ hiện là nhân viên Công ty TNHH In Quảng cáo Eagle, có cái nhìn thiết thực hơn: "Bạn bè tôi rủ về quê làm, nhưng chưa thể được vì ở đó không có đất để "diễn", điều này cũng đồng nghĩa là nguồn thu nhập sẽ thấp. Năm năm đèn sách tốn kém, giờ không thể ăn bám ba mẹ nữa, phải làm ra tiền trước đã". Tóm lại, cân nhắc về lợi ích tài chính và xem xét sự tương quan giữa ngành học và tính chất công việc là điều cần làm. Lường trước mức độ thành công Cách đây hơn hai năm, nhóm sinh viên Trương Hồng, Nguyễn Hữu Dũng, Lê Văn Quang, tốt nghiệp Trường Cao đẳng bán công Marketing, hùn vốn mở cơ sở in và phá sản sau đó ba tháng. Nguyên nhân chính được rút ra là không lường trước được tính phức tạp của chuyện làm ăn, kiến thức đã học chưa đi sát với thực tế. "Chấp nhận làm việc không đúng với ngành đã học cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp khác vốn có chuyên môn cao trong ngành. Cho nên, trước khi vào cuộc, cũng nên tự đánh giá mình có thể thành công với việc đó hay không" - Trương Hồng nhìn nhận. Thế nào là thành công? Ông Trịnh Thế Hiệp, một chuyên viên tư vấn nhân sự, lý giải một cách đơn giản: Thành công tức là làm được và làm tốt công việc. Rõ ràng, trong các ngành đặc thù như luật, y, cơ khí... những ai thiếu chuyên môn chắc chắn sẽ bị thua thiệt so với những người khác. Còn Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Scansia Pacific, ông Nguyễn Chiến Thắng, khẳng định: “Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là những công cụ tuyển dụng. Ðiều doanh nghiệp cần nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc. Cho nên cố gắng khai thác khả năng cá nhân và luôn hết mình vì công việc, thành công sẽ đến”.

>>> Tìm hiểu thêm về: Trung cấp mầm non 
Read more ...

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Cần nhìn nhận đúng đắn về nghề giáo viên sư phạm mầm non.

Xã hội càng được tiến bộ và phát triển thì mọi người lại càng quan tâm và hướng về giáo dục. Đặc biệt là môi trường giáo dục mầm non và tiểu học.
Có một số quan điểm cho rằng nghề giáo viên sư phạm mầm non  chỉ đơn giản giống như một nghề đi trông trẻ con, dỗ trẻ hoặc thậm chí một số người không hiểu thì lại nói rằng một cô giáo mầm non không khác gì một osin cao cấp. Nhiều người chưa hiểu rõ công việc của một giáo viên mầm non thế nào cho đúng do đó đã gây ra nhiều hiểu nhầm.

Không chỉ chăm sóc mà còn dạy dỗ các bé nên người.
Nguyễn Thị Thủy một cô giáo mầm non trẻ tâm sự: ” Từ khi tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non của trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội mình đã chính tức trở thành một cô giáo thực thụ. Ngoài những kỹ năng sống phải dạy trẻ thì bạn cũng cần dạy trẻ về kiến thức môi trường xung quanh, văn học, chữ viết, hội họa,âm nhạc.

Với những giáo viên sư phạm mầm non thì sau khi học ra trường dù trung cấp mầm non các bạn đã bắt đầu những bước thử thách đầu tiên để trở thành một giáo viên thực sự. Khó có ai có thể hình dung ra được công việc của một cô nuôi dạy trẻ.
Nghề giáo viên mầm non là một nghề rất đặc biệt, là một cô giáo bạn không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.
Để trở thành một cô giáo mầm non, bạn phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Nghề này khá phù hợp cho những bạn có tình yêu thương trẻ con. Một ngày, bạn sẽ tiếp xúc với trẻ gần 2/3 thời gian sinh hoạt khi chúng ở trường với các cô. Bạn sẽ như một người mẹ thứ 2 của các bé. Cho bé ăn, dỗ bé ngủ, và dạy cho bé tất cả mọi điều của thế giới xung quanh chúng.

Một giáo viên cấp 2 cấp 3 thông thường chỉ chuyên về một môn thì với giáo viên mầm non phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò. Do vậy những gì chúng tôi được đào tạo tạo trường là bước khởi đầu quan trọng để có thể trở thành một giáo viên nuôi dạy trẻ thực thụ.
Không những yêu trẻ con, bạn còn phải yêu chính những công việc của bạn đang làm. Một ngày 8 tiếng ở trường. Bạn phải quản lý và để mắt thường xuyên đến trẻ. Trẻ chơi đùa, quậy phá và đánh nhau vv không những thế bạn còn phải giành thời gian soạn giáo án, đồ dùng dạy học và các công việc liên quan đến công tác lên thông tin tuyển sinh. Một khối lượng công việc khá nhiều đè nặng lên đôi vai của cô giáo. Một công việc mà không có lòng yêu thương trẻ và nghề nghiệp thì khó có thể đảm đương và theo đuổi đến cùng được.

Chỉ với những người trong cuộc có tấm lòng yêu trẻ và tâm huyết với nghề mới hiểu hết được những chia sẻ, tâm sự nay. Nhiều bạn nữ trẻ vì quá ham mê với nghề giáo mà sẵn sàng từ bỏ nghề cũ chuyển hướng sang học văn bằng 2 sư phạm mầmnon. Bên cạnh những niềm vui và niềm hạnh phúc mà các giáo viên mầm non còn được đón nhận những ánh mắt, và sự tôn trọng của các bậc phụ huynh và cha mẹ các bé. Và chúng ta vẫn được xã hội vinh danh với cái tên đầy cao cả Là “ Cô nuôi dạy trẻ ”. Hy vọng với lòng yêu thương trẻ nhỏ và sự quyết tâm yêu nghề, các cô giáo sư phạm mầm non sẽ mãi là người mẹ thứ 2 yêu quý của trẻ nhỏ.
Read more ...

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công khai thông tin tuyển sinh rõ ràng

Vừa qua Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các trường thuộc các bậc đào tạo sẽ phải công bố công khai các thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015, liên thông cao đẳng lên đại học trên trang thông tin điện tử của trường. Bộ GD-ĐT mong muốn sẽ đảm bảo thống nhất với các thông tin mà các trường đã đăng ký với Bộ và nếu có sai sót thì sẽ phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã báo cáo và công bố.


Các trường cần có thông tin tuyển sinh minh bạch trên trang thông tin điện tử.
Các trường đại học, cao đẳng, học viện và các trường sĩ quan đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hoặc tuyển sinh văn bằng 2 phải đăng ký thông tin tuyển sinh đầy đủ của các trường đại học, cao đắng hệ chính quy năm 2015. Thông tin đăng ký yêu cầu đảm bảo chính xác, đầy đủ các nội dung, đúng cấu trúc ngắn gọn những thông tin cần thiết phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015. Tất ca nhằm phục vụ cho kì thi tuyển sinh năm 2015 diễn ra một cách tốt đẹp nhất. Tránh những sai sót gây ảnh hưởng đến từng thí sinh.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, mục đích của việc đăng ký thông tin nói trên nhằm có thông tin đầy đủ, chính xác của các cơ sở giáo dục đại học trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, gia đình thí sinh trong việc chọn trường, ngành nghề đào tạo.

Trường Cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội năm nay đã có nhiều đổi mới để kịp thời thông báo thông tin tuyển sinh đến các thí sinh toàn quốc một cách đầy đủ nhất và kịp thời. (Đại diện lãnh đạo nhà trường đã chia sẻ .

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử của trường phải được công bố công khai các thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 (bao gồm cả thông tin chi tiết không có trong bản dự thảo như các chuyên ngành đào tạo; các chương trình hợp tác quốc tế;...), đảm bảo thống nhất với các thông tin đã đăng ký với Bộ GD-ĐT và phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã báo cáo và công bố.

Bộ GD-ĐT còn đề nghị các trường gửi thông tin đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 về cho Bộ GD-ĐT trước ngày 25/1/2015.
Đối với các trường đào tạo báo cáo chậm trễ, sai sau thời hạn yêu cầu phải tự chịu trách nhiệm trong việc tự công bố thông tin tuyển sinh của trường.

Xem thêm : Tuyển sinh trung cấp mầm non
Read more ...
Designed By VNCOM Viet Nam