Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Để định hướng nghề nghiệp trong tương lai sao cho đúng đắn

Theo một lẽ thông thường thì ngành học mà các bạn theo học ở trường sẽ quyết định đến nghề nghiệp của bạn sau này trong tương lai. Do đó mà việc định hướng nghề nghiệp sao cho phù hợp với bản thân cũng như xu hướng tương lai là một điều khá quan trọng đòi hỏi phải được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành học sau khi học hết bậc học Phổ Thông Trung Học. Để không còn xảy ra tình trạng học xong không làm được việc, không xin được việc làm và phải học tiếp một bằng nữa của những trường tuyển sinh văn bằng 2.

Định hướng nghề nghiệp là vấn đề khá quan trọng.
Ngày nay, công việc cũng phong phú hơn trước rất nhiều. Trình độ khoa học-kỹ thuật có nhiều bước đột phá do đó một người có thể làm được hơn một công việc cùng một lúc. Một cử nhân ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí hoàn toàn có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch...vv và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Như vậy, làm thế nào để có định hướng nghề nghiệp đúng?


Điều đầu tiên cần phải tự đánh giá bản thân xem mình mạnh điểm gì, yếu điểm gì để từ đó tìm ra những thiên hướng cá nhân, công việc và ngành nghề phù hợp. Nhiều sinh viên Đại Học dù đã học đến năm 2, năm 3 mà vẫn không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, sau này mình sẽ làm nghề gì. Trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít bạn sinh viên chọn ngành học theo trào lưu, theo cảm tính mà không phải vì sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung... đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang.

Nguyễn Thị Huệ là cựu sinh viên đã từng học liên thông đại học chia sẻ : “ Sau khi học xong văn bằng 2 mầm non em đã được trực tiếp về giảng dạy và công tác tại một trường tư thục mầm non quốc tế. Với bản tính của em nhận thấy mình rất yêu trẻ con cho nên em đã mạnh dạn nộp đơn vào học tại trường. Và giờ sau khi đã đứng lớp giảng dạy các em nhỏ được gần 3 năm em đã thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn”.

Về việc lựa chọn sai lầm của các bạn sinh viên dẫn đến phải đi làm trái ngành, trái nghề và làm những công việc mà mình không thích các chuyên gia có những chia sẻ sau : “ Nếu gặp một công việc trái nghề, đừng nên từ chối vì cứ phải tìm một việc đúng như những gì đã học là điều khó và không cần thiết. Quan trọng là chứng minh được với nhà tuyển dụng mức độ quan tâm của bạn với công việc và thiên hướng phát triển nghề nghiệp trong tương laI”.

Ðồng ý với những quan niệm này, Lê Hồng Minh, tốt nghiệp Khoa Tài Chính Ngân Hàng của Trường Ðại Học Thương Mại, hiện giờ lại là phiên dịch cho giám đốc hãng Honda, cho rằng: "Các bạn đừng nên bỏ qua cơ hội khi nhận thấy mình có khả năng phát triển trong một lĩnh vực nào đó, vì điều đó cho thấy mình có thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành". Xem xét lợi ích tài chính Trong việc chọn ngành học cũng như chọn việc làm, những hứa hẹn về tài chính mà ngành học mang lại luôn được cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khi đã xác nhận được thiên hướng cá nhân rồi, cần phải xem xét việc làm đó có mang lại cho bạn nguồn lợi tài chính đáng kể hay không? Về vấn đề này, Lê Ngọc Lan, tốt nghiệp Ðại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ hiện là nhân viên Công ty TNHH In Quảng cáo Eagle, có cái nhìn thiết thực hơn: "Bạn bè tôi rủ về quê làm, nhưng chưa thể được vì ở đó không có đất để "diễn", điều này cũng đồng nghĩa là nguồn thu nhập sẽ thấp. Năm năm đèn sách tốn kém, giờ không thể ăn bám ba mẹ nữa, phải làm ra tiền trước đã". Tóm lại, cân nhắc về lợi ích tài chính và xem xét sự tương quan giữa ngành học và tính chất công việc là điều cần làm. Lường trước mức độ thành công Cách đây hơn hai năm, nhóm sinh viên Trương Hồng, Nguyễn Hữu Dũng, Lê Văn Quang, tốt nghiệp Trường Cao đẳng bán công Marketing, hùn vốn mở cơ sở in và phá sản sau đó ba tháng. Nguyên nhân chính được rút ra là không lường trước được tính phức tạp của chuyện làm ăn, kiến thức đã học chưa đi sát với thực tế. "Chấp nhận làm việc không đúng với ngành đã học cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp khác vốn có chuyên môn cao trong ngành. Cho nên, trước khi vào cuộc, cũng nên tự đánh giá mình có thể thành công với việc đó hay không" - Trương Hồng nhìn nhận. Thế nào là thành công? Ông Trịnh Thế Hiệp, một chuyên viên tư vấn nhân sự, lý giải một cách đơn giản: Thành công tức là làm được và làm tốt công việc. Rõ ràng, trong các ngành đặc thù như luật, y, cơ khí... những ai thiếu chuyên môn chắc chắn sẽ bị thua thiệt so với những người khác. Còn Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Scansia Pacific, ông Nguyễn Chiến Thắng, khẳng định: “Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là những công cụ tuyển dụng. Ðiều doanh nghiệp cần nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc. Cho nên cố gắng khai thác khả năng cá nhân và luôn hết mình vì công việc, thành công sẽ đến”.

>>> Tìm hiểu thêm về: Trung cấp mầm non 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VNCOM Viet Nam