Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Lạ lùng trường mầm non “chê” trẻ dưới 3 tuổi ở Phú Yên

Do không biết gửi con ở đâu nên nhiều cán bộ, côn nhân viên chức lao động phải xin nghỉ.

Đề án phổ cập giáo dục mầm non dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 10 này do sở giáo dục và đào tạo tỉnh phú yên triển khai. Theo đó họ chỉ ưu tiên vận động ra lớp mẫu giáo trẻ 5 tuổi, sau đó đến trẻ 3-4 tuổi. Với trẻ em dưới 3 tuổi thì không đủ giáo viên hc sư phm mm non đứng lớp.


Nhiều nguy cơ nên né

Mấy hôm nay, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Thận chạy đôn chạy đáo gửi đứa con đầu lòng nhưng không nơi nào nhận. “Cháu 10 tháng tuổi, nơi nào cũng bảo phải đợi đến 1 tuổi mới nhận. Hồi cháu 6 tháng tuổi, không nơi nào nhận, vợ tôi là nhân viên ngân hàng phải nghỉ không lương thêm 1 tháng rồi” - anh Thận than thở.

Tại tỉnh Khánh Hòa, phóng viên đã đến Trường Mầm non Hoa Hồng (TP Nha Trang) để làm thủ tục nhập học cho đứa con 6 tháng tuổi thì bị từ chối ngay. Hiệu trưởng trường,  trần tình: “Trường chỉ nhận trẻ từ 18 tháng trở lên thôi. Ngay cả con tôi, sau khi nghỉ 6 tháng hậu sản cũng phải thuê người ở nhà chăm cháu”

Chị Nguyễn Thị Tú Anh (TP Nha Trang) có con 9 tháng tuổi bức xúc: “Nhà nước chỉ cho nghỉ hậu sản 6 tháng, trong khi đến 18 tháng mới được gửi vào trường mầm non. Vậy 12 tháng còn lại chúng tôi biết xoay xở ra sao? 

Thu nhập trung bình 2 vợ chồng chỉ 7 triệu đồng, còn phải trả biết bao nhiêu tiền các khoản như nhà trọ, điện nước, sữa cho con, thì làm sao thuê người giữ trẻ. Chúng tôi đành gửi con ở nhóm trẻ tư nhân chẳng phép tắc gì, đi làm mà lo ngay ngáy vì sợ xảy ra bất trắc”.

Tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), chúng tôi rảo các trường mầm non như Đức Thắng, Phú Thủy, Bình Hưng, Đức Long, Hưng Long, Mũi Né ngỏ ý muốn gửi con nhỏ 6 tháng tuổi cũng đều nhận được những cái lắc đầu dứt khoát. Cô Lê Thị Hoa (một giáo viên trung cp mm non lâu năm) chia sẻ: “Các trường không dám mở nhiều lớp vì ở nhóm tuổi này nguy cơ đau ốm, tai nạn cao nên ai cũng né”.
Đành nhờ cơ sở không phép

Ở Bình Định, không riêng gì hệ thống trường công lập, phần lớn các trường dân lập, tư thục cũng “chê” trẻ dưới 18 tháng tuổi. Sau 6 tháng nghỉ thai sản, nhiều cặp vợ chồng không có điều kiện thuê người giúp việc hoặc không được hỗ trợ từ phía cha mẹ phải bấm bụng đưa con đến các cơ sở giữ trẻ không phép.

Nhiều cái chết thương tâm
Trưa 5/3, tại nhà trẻ không phép của bà Nguyễn Thị Minh Thùy (xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, Phú Yên), cháu Trần Vĩnh Thiên (10 tháng tuổi) bị bạn đưa mạnh, va vào vách rơi xuống đất gây chấn thương sọ não và tử vong.
Cuối năm 2014, bé gái L.Th.Th.H (6 tháng tuổi) tử vong khi đang được nuôi giữ tại nhà trẻ không phép của bà Nguyễn Thị Thanh (xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) vì sặc sữa.
Cùng thời gian này, tại nhà trẻ tư tự phát của bà Nguyễn Thị Túy Phượng (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), bé Phạm Thị Bích Diệu (ngụ cùng phường) bị tử vong vì sặc cháo do người giữ trẻ không biết cách cho ăn.
Năm 2013, tại cơ sở giữ trẻ tự phát của bà Trần Thị Liễu (phường Phú Trinh, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), một cháu bé 6 tháng tuổi đã bị tử vong vì sặc sữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VNCOM Viet Nam