Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Những bất lợi khi chọn sai ngành nghề.

Trong thời buổi kinh tế phát triển, do không định hướng được nghề nghiệp của mình nên bạn rất dễ bị “Ngộ nhận” những việc làm bạn thích.
>>> tuyển sinh liên thông đại học 2017
Có quá nhiều biến chuyển xoay quanh những việc làm không hề đơn giản, có thể là dựa vào mối quan hệ, có thể là dựa vào sự may mắn nhưng việc lựa chọn ngành nghề sai đối với bạn có rất nhiều bất lợi, nó liên quan tới cả tương lai của bạn.

Việc học ngành này ra trường lại làm ngành khác bây giờ nó đã trở thành điều khá quen thuộc đối với các cử nhân tốt nghiệp mà không xin được việc đúng chuyên ngành, có những người xác định được công việc của mình là trái ngành, nhưng có những người còn không phân biệt được và đi theo lối sống buông thả mặc kệ mọi thứ phía sau.
Có những bạn chưa xác định được mình muốn gì nên có thể bỏ thời gian dài học đại học, cao đẳng chỉ vì thấy có thông tin tuyển sinh trung cấp mầm non, bởi nghe nói học mầm non sau dễ xin việc hơn. Nhưng các bạn không biết rằng nếu mình đặt niềm đam mê và sở thích không đúng chỗ thì công việc sẽ không bao giờ lâu dài và ổn định được.Vậy làm trái ngành nghề nó mang lại những bất lợi gì và liệu bạn có thích nghi được, hãy tìm hiểu những yếu tốt bất lợi phổ biến nhất đối với công việc khi bạn có những lựa chọn sai sót.

1. Học ngành không phải đam mê của mình
Có lẽ vấn đề đầu tiên mà nhiều người phải công nhận chính là học sai ngành, làm trái nghề dễ khiến bạn cảm thấy chán nản, muốn buông xuôi tất cả. Đối với những người phải học và làm trái ngành mình thích, đó không khác nào một phương pháp tra tấn dùng cực hình.
Hầu như ai cũng có sở thích, đam mê của mình, nhưng khi chọn ngành học các bạn không dám mạnh dạn, tự tin bước trên con đường mà những người khác đang đi. Và khi bạn chấp nhận nó theo ý kiến của mọi người xung quanh là bạn đã dần đánh mất đi chính bản thân mình.
Có nhiều trường hợp sau khi vâng lời mẹ đã miễn cưỡng dành hết 5.5 năm học y đa khoa nhưng khi ra trường lại quyết định bỏ hết tất cả mọi thứ để đi theo tiếng gọi của niềm đam mê yêu con trẻ. Cũng có những bạn học công nghệ thông tin 3 năm trời ở trường cao đẳng công nghệ và thương mại hà nội ra trường quay lại học mầm non vì muốn làm giáo viên.

2. Không phát huy được thế mạnh của bản thân
Chọn sai ngành, làm trái nghề chính là không những không phát huy được khả năng, thế mạnh của mình còn làm cho bạn trở nên bị động trong mọi công việc.
Thử nghĩ xem việc gì sẽ xảy ra khi mà bạn ra trường chẳng thê làm được việc gì? Bạn không có đam mê, sẽ không có sự học hỏi thì làm sao bạn có thể làm được một công việc theo đúng như yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
3. Lãng phí tiền bạc, thời gian…
Nếu một ngày nào đó bạn chợt nhận ra rằng cuộc sống của mình là những chuỗi ngày nhàm chán, đó chính là lúc bạn đã đánh mất mấy năm trời kiến thức và sự đam mê, lúc đó mới quay lại nhìn nhận sự việc, mới đoán được điều mình thích thì bạn đã già nua, liệu còn cơ hội đến với bạn nữa???
Chỉ cần 1 phép tính đơn giản, 4 năm cho đại học, rồi lại cần thêm từ 2 đến 4 năm học ngành nghề mình thích, số tiền bỏ ra không ít như vậy có lãng phí không? Có đấy bạn không chỉ lãng phí về tiền bạc mà còn cả thời gian của bạn. Người ta có câu “thời gian là vàng là bạc” vậy mà bạn cứ chơi đùa với nó, để nó qua đi vô ích.

Ngay bây giờ hãy xác định cho mình câu hỏi “Bạn thực sự thích gì và muốn gì?” và hướng tới cho mình con đường đi phù hợp nhất, có thể là học ĐH, học nghề, học liên thông cao đẳng lên đại học, học trung cấp, tất cả đều là con đường đi phù hợp nếu nó phục vụ tốt cho quá trình theo đuổi đam mê của bạn. Đừng để lúc bạn nhận ra điều này thì đã lãng phí quá nhiều công sức, thời gian cho những điều bạn không hề muốn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VNCOM Viet Nam