Bài mới

Giới thiệu

Cổng thông tin tuyển sinh trường Cao Đẳng công thương Hà nội. Thực hiện các kế hoạch tổ chưc tuyển sinh đào tạo. Liên kết đào tạo với các trường ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc

Giới thiệu

Chúng tôi trên Facebook

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Bằng cấp càng cao cơ hội việc làm càng thấp....

Nền giáo dục hiện nay đào tạo ra rất nhiều cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ nhưng thị trường lao động lại không chấp nhận họ, tình trạng thất nghiệp tràn lan. Tại sao càng bằng cấp cao lại càng khó xin việc.
>>> cao đẳng công nghệ và thương mại hà nội

lien thong dai hoc
Bằng cấp càng cao cơ hội việc làm càng thấp...

Theo thống kê, cả nước đến nay có gần 12 triệu lao động có bằng cấp, 4.3 triệu người có bằng đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến bằng cao đẳng và thạc sỹ. Nguyên nhân tại sao có bằng đại học mà lại không được sự trưng dụng của các nhà tuyển dụng, hãy cùng tìm hiểu vấn đề ở bài viết dưới đây.
Bằng đẹp chưa chắc kinh nghiệm đã đẹp.
Thật vậy, xã hội phát triển cái gì cũng phát triển theo, thậm chí về việc mua bằng cấp, hay dùng tiền đút lót để lấy được tấm bằng có thành tích cao. Trong khi bằng thì có mà kinh nghiệm chỉ là con số 0, nhà tuyển dụng bây giờ họ yêu cầu những gì? Đó chính là kinh nghiệm đi song song với bằng cấp. Nếu trong trường hợp bằng cấp của bạn thấp mà kinh nghiệm của bạn có nhiều họ vẫn sẵn sàng trưng dụng bạn, tại một thời điểm nào đó họ sẽ tạo điều kiện để bạn học liên thông cao đẳng lên đại học để có được tấm bằng như mong muốn.
Có thể nói Tấm bằng Đại học ngày càng bị  “xuống giá” khi chính các sinh viên, cử nhân lấy chúng để cạnh tranh trong việc làm.
Nhiều sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chỉ học lý thuyết mà không có thực hành. “Doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động phổ thông, qua các trường học trung cấp ( tuyển sinh trung cấp mầm non), đào tạo nghề và phần lớn các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động giá rẻ,  muốn tìm người có kinh nghiệm, có thể sử dụng ngay thay vì đào tạo lại  để giảm chi phí giá thành.
Bằng đại học trong trường hợp này lại vô giá trị, học đòi hỏi kinh nghiệm của bạn, nếu bạn không làm được việc thì chẳng ai có thể đầu tư để tuyển dụng mà không biết năng lực của bạn đến đâu.

Làm gì để tránh thất nghiệp?
+ Xác định rõ mục tiêu: Ngắn hạn và dài hạn.
- Mục tiêu thứ nhất là hãy làm nghề hợp pháp, quan trọng là mình yêu thích mà có tiền sống. Kinh nghiệm trên sách vở khác hoàn toàn với kinh nghiệm thực tiễn.
- Mục tiêu dài hạn là bạn đi theo đam mê của mình. Nó phải được xác định dựa trên sở thích, phong cách, kỹ năng, trình độ cũng như hoàn cảnh cụ thể mỗi người.

+ Tìm hiểu thông tin trước về nhà tuyển dụng
Đây là sự chuẩn bị quan trọng cho buổi phỏng vấn thành công. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thông tin của công ty, lĩnh vực làm việc, thành lập năm bao nhiêu, đối thủ của công ty là ai?.... Càng có nhiều thông tin thì việc lựa chọn việc làm thêm chính xác, việc soạn thảo hồ sơ xin việc cũng thuận lợi hơn.  Sinh viên ra trường thường thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, nên cần tìm công việc, chỗ làm tương xứng năng lực của mình, như vậy tỉ lệ xin được việc sẽ cao hơn.

+ So sánh nhu cầu nhà tuyển dụng với khả năng của bản thân
Từ những yêu cầu của nhà tuyển dụng để so sánh với những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về sở thích, trình độ, kỹ năng, sức khỏe…

+ Chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn: Hồ sơ xin việc rõ ràng, tác phong đứng đắn, thái độ nghiêm túc… thường được đánh giá cao ngay từ phút đầu tiên.
xem thêm >>> tuyển sinh liên thông đại học 2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VNCOM Viet Nam